GIỚI THIỆU BỆNH GOUT LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM VÀ CÓ ĐIỀU TRỊ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG
Trong số các loại bệnh thường gặp ngày nay thì bệnh Gout là một trong những mối lo ngại của rất nhiều người, nhất là phái mạnh. Dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng căn bệnh này cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bệnh. Để giúp bạn hiểu chi tiết về căn bệnh này hãy tham khảo bài viết dưới dây cùng Mâm Cơm Việt nhé!
Xem thêm chế độ ăn và các cách chưa Gút dân gian tại
I – BỆNH GOUT LÀ GÌ?
Bệnh gút (Gout), trong Đông y gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bình thường axit uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân,…gây ra viêm khớp, sưng tấy đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.
II – BIỂU HIỆN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÚT
2.1 Cơ chế hình thành và nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout
Theo như các nghiên cứu nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là so sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể. Purin cũng được hấp thụ nhiều từ các loại thức ăn như gan, nội tạng động vật, các loại đậu, cá cơm,…
Tăng Axit uric còn liên quan đến các bệnh rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…
Có các nguyên nhân chính gây tăng axid uric máu dẫn đến mắc bệnh gút gồm
– Tăng bẩm sinh: Một số người bệnh cơ thể bị thiếu men HGPT khi còn nhỏ dẫn đến lượng acid uric không ổn định sẵn gây ra bệnh gút khởi phát sớm ở trẻ em (trường hợp này rất hiếm gặp nhưng lại rất nặng và rất khó chữa khi mắc phải).
– Nguyên nhân nguyên phát: Đây là nguyên nhân chủ yếu gắn liền với yếu tố gen di truyền, gia đình. Bệnh nhân trong những trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường dẫn đến nồng độ axid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo
– Nguyên nhân thứ phát: Đây được xem là yếu tố bên ngoài, sự tiêu thụ thức ăn chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…thường xuyên uống rượu bia kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao dẫn đến bệnh gút. Nguyên nhân thứ phát được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các ca mắc bệnh gút trong xã hội ngày nay.
– Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh gút còn gắn với các bệnh lý như: đa hồng cầu, đau tủy xương, suy giảm chức năng thận, thừa cân, môi trường sống bị nhiễm chì, sử dùng thuốc lợi tiểu khiến purin khó phân hủy cũng là điều kiện thuận lợi để Gout phát triển.
Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng
Giai đoạn này nồng độ acid tăng cao, tuy nhiên chưa có dấu hiệu xuất hiện các cơn đau nhức. Đây là giai đoạn tăng acid uric trong máu. Ở giai đoạn này việc yêu cầu điều trị chưa thực sự cần thiết, tuy nhiên được khuyến cáo tầm soát và theo dõi thường xuyên.
Giai đoạn 2: Gút cấp tính
Trong giai đoạn này, tinh thể urat đã tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau kèm theo sưng khớp và nóng đỏ. Các triệu chứng này bùng phát nhanh và gây đau dữ dội trong vòng 6 đến 24h, gọi tắt là “đợt tấn công của gout” , các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, sau đó với những khớp đã từng đau sẽ có cảm giác bình thường trở lại và cơn đau biến mất. Để kiểm soát giai đoạn này bênh nhân nêu dùng các liệu pháp để giữ cho nồng độ acid uric dưới ngưỡng 6 mg/dl
Nguồn
Nguồn: https://idaily.vn
Xem thêm bài viết khác: https://idaily.vn/suc-khoe/
Xem thêm Bài Viết:
- Có nên dùng thuốc trị ho cho trẻ sơ sinh?
- HẾT LUÔN ĐAU LƯNG CHỈ SAU 7 PHÚT VỚI 8 BÀI TẬP YOGA VÔ CÙNG ĐƠN GIẢN
- Sáng Ngủ Dậy Bị Đau Lưng CẢNH BÁO 3 Bệnh CỰC NGUY HIỂM Xem Nay Kẻo Hối Hận Cả Đời
- Người bị bệnh gút nên kiêng cữ những gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Lực tư vấn
- 7 loại thực phẩm bị bệnh gút nên ăn để khỏi gút mạn tính