Những họa tiết như hoa sen, rồng phượng, tứ linh, ngũ phúc… trên đồ thờ có ý nghĩa tâm linh gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi lựa chọn đồ thờ phụng ông cha tổ tiên. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời chi tiết về ý nghĩa tâm linh của mỗi loại họa tiết.
Họa tiết hoa sen trên đồ thờ
Hoa sen biểu tượng cho sự mạnh mẽ, thuần khiết, thanh tao theo kiểu “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Với ý nghĩa tượng trưng như vậy và sự gần gũi với đời sống người Việt. Hoa sen đã trở thành hình ảnh trang trí phổ biến trên các sản phẩm như đồ thờ cúng, đồ thủ công mỹ nghệ.
Không chỉ vậy, hoa sen còn là biểu tượng cho nơi tọa lạc thiêng liêng của Đức Phật. Từ củ sen cho đến hạt sen đều mang những ý nghĩa riêng biệt. Nhưng ý nghĩa thâm sâu nhất trong hoa sen chính là sự tĩnh lặng trong tâm hồn.
Sở hữu vẻ đẹp giản dị mà thanh tao toát ra từ tâm, hoa sen được Phật lựa chọn bởi nó hội tụ đủ 5 yếu tố: thuần khiết, thanh lọc, vô nhiễm, thùy mị của mùi hương và kiên nhẫn.

Họa tiết rồng phượng trên đồ thờ
Rồng chính là biểu tượng phong thủy ẩn chứa sức mạnh lớn nhất. Là loài vật đứng đầu trong tứ linh phong thủy.
Phượng Hoàng là linh vật đứng thứ 2 trong tứ linh phong thủy của Việt Nam. Loại Chim Phụng này là loại dẫn đầu, là vua của các loài có cánh. Và Phượng Hoàng tượng trưng cho sự đúng đắn, bổn phận, trách nhiệm, đức hạnh, lòng trắc ẩn và sự tin cậy.
Khi 2 linh vật Rồng Phượng đều là những con vật lâu đời, có truyền thống đặc biệt trong văn hóa phương Đông kết hợp thành một cặp. Khi đó nó biểu tượng cho mọi sự tốt lành, tượng trưng cho Vua và Hoàng Hậu của một nước.
Rồng và Phượng là biểu tượng thể hiện sự hòa hợp âm dương, tượng trưng cho hôn nhân viên mãn, hạnh phúc, sự tương sinh, tương hỗ, chung thủy, bổ trợ cho nhau.
Bộ đồ thờ có họa tiết Rồng – Phượng
Họa tiết ngũ phúc trên đồ thờ
Trong tiếng Hán, chữ Phúc và Con Dơi là hai chữ đồng âm với nhau. Bởi vậy mà người ta tin rằng dơi sẽ đem lại sự trường thịnh và thành công. Trong triều đại nhà Thanh, dơi là linh vật được xếp thứ hai sau rồng.
Đặc biệt, những biểu tượng may mắn thêu trên long bào, dơi đỏ là được thêu nhiều nhất. Hình ảnh dơi thường xuất hiện cùng với mây và nước… Điều đó cũng chứng tỏ Dơi là một biểu tượng đem lại may mắn, thịnh vượng.
Còn trong chế tác đồ mỹ nghệ, biểu tượng Ngũ Phúc được nghệ nhân khắc họa qua hình tượng năm con dơi, thường đi kèm với Kim (Tiền) dơi ngậm tiền vàng, chữ vạn, chữ thọ, khánh,… Đó chính là sự kết hợp hài hòa tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc, tiền tài, niềm vui lớn…
Họa tiết hoa Sòi trên đồ thờ
Trong chế tác đồ thờ cúng tâm linh, họa tiết hoa sòi mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Không kiêu sa như hoa mẫu đơn nhưng lại vẫn mang tính truyền cảm cao. Nó gợi lên một nét đẹp dân dã, gần gũi mà không kém phần trang nghiêm.
Khi hoa sòi kết hợp với họa tiết tai mây thì càng trở nên uyển chuyển đẹp mắt hơn. Còn để thể hiện mong muốn cuộc sống nhiều điều may mắn, tốt đẹp thì họa tiết hoa sòi sẽ thường được kết hợp với nhiều hoa văn khác như: chữ Phúc, chữ Vạn, chữ Thọ, dơi tiền….
Họa tiết Tứ Linh trên đồ thờ
Tứ linh hay còn gọi Long – Lân – Quy – Phụng. Đây là 4 linh vật có sức mạnh phi thường tượng trưng cho trời cho đất, bắt nguồn từ tứ linh thần là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.
Chúng được người xưa tạo ra từ bốn phương, đại diện 4 nguyên tố chính của trời đất là nước, lửa, đất và gió. Theo dân gian thì mỗi vị thần sẽ căn giữ 7/ 28 chòm sao trong thiên văn Trung Hoa.
Hình tượng Tứ Linh mang trong mình ý nghĩa phong thủy vô cùng mạnh mẽ. Rồng thì tượng trưng cho sức mạnh thần quyền, vương quyền; Lân có tác dụng trấn trạch, trừ tà; Quy biểu trưng cho sự trường thọ và đại thọ; Phụng hay Phượng Hoàng biểu tượng cho sự cao quý, quyền lực và sự thịnh vượng.
Kết luận
Với những kiến thức về ý nghĩa tâm linh của từng loại họa tiết. Chúc bạn đọc tìm được bộ đồ thờ với thiết kế họa tiết phù hợp như mong muốn.
Xem thêm: https://decopro.vn/bo-am-tra-nghe-thuat/